Đối phó những câu hỏi tế nhị bằng tiếng anh

5 - 1 đánh giá

Một trong những thách thức của việc nói bằng ngôn ngữ khác là chúng ta có thể dễ dàng mất cảnh giác hơn khi được hỏi những câu hỏi khó chịu như… So, why don’t you have kids yet? Why aren’t you two married yet? How’d you lose your job? Why are you still single?”

Và danh sách các câu hỏi còn rất rất dài. Sự thật là, chúng ta luôn luôn có những đồng nghiệp hoặc hàng xóm nhiều chuyện, thọc mạch và tò mò. Hơn thế nữa là thậm chí ngày nay, những người chĩa mũi vào chuyện của bạn, tò mò những điều riêng tư thậm chí còn là người chỉ biết bạn ở đâu đó.

Đôi khi người ta hỏi những câu hỏi mà chính họ cũng không thường hỏi hoặc ngay cả họ cũng biết rằng họ không được phép hoặc không nên hỏi những câu hỏi đó. Những loại câu hỏi khiếm nhã này có thể khiến bạn bất ngờ. Bạn có thể nghĩ trong đầu rằng: “Seriously?!? Did you just ask that?” 

Và gần như ngay lập tức, bạn cảm thấy lo lắng và bất an với suy nghĩ làm sao để trả lời hoặc né tránh những câu hỏi khiếm nhã như thế. Thật khó khăn khi bạn phải làm việc đó không phải bằng tiếng mẹ đẻ của mình mà là bằng việc giao tiếp tiếng Anh.

Với bài viết này, bạn sẽ học cách làm sao để đối phó với dạng câu hỏi khiếm nhã này và xem một vài ví dụ mà bạn có thể sử dụng ngay.

NGỮ ĐIỆU TRÒ CHUYỆN

Nhưng trước hết, có một vấn đề bạn cần phải hiểu rõ, đó là ngữ điệu nói chuyện của bạn.

Ngữ điệu là sự trỗi dậy, sự sụp đổ, là giai điệu và cao độ của cách chúng ta nói. Ngữ điệu là âm nhạc của ngôn ngữ. Nhưng đồng thời, ngữ điệu thay đổi ý nghĩa trong tiếng Anh.

Hãy cùng nói một chút về các biểu tượng cảm xúc khi chúng ta nhắn tin. Các biểu tượng cảm xúc

Biểu tượng cảm xúc có thể giống như một cái gì đó vui vẻ và dễ thương cho các văn bản hoặc tin nhắn truyền thông xã hội. Nhưng chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp, bởi vì khi chúng ta ngừng nói chuyện điện thoại và đối mặt và bắt đầu truyền đi thôg điệp của mình, chúng ta buộc phải sử dụng một vũ khí khác – ngữ điệu.

Có rất nhiều ý nghĩa ẩn trong giai điệu, cao độ, sự lên xuống của giọng nói bằng tiếng Anh cho phép chúng ta “to read between the lines” và nghe nhiều hơn chỉ là các từ. (Lưu ý: “to read between the lines” là một thành ngữ có nghĩa là để hiểu ý nghĩa thực sự hoặc ẩn đằng sau một cái gì đó, trong trường hợp này, đằng sau ngữ điệu).

Trong văn viết, chúng ta dùng biểu tượng cảm xúc (emojis) để giúp chúng ta cân bằng câu nói và thể hiện thái độ của mình. Chúng sẽ giúp ta biểu đạt ý nghĩa của từ “good” theo nhiều cấp độ như là: awesome ?, great ?, good ?, hoặc đơn giản just okay ?.

Nhưng bạn có biết cách hiểu và sử dụng ngữ điệu khi nói bằng tiếng Anh để làm điều tương tự không? Bạn có thể diễn tả mức độ sâu sắc hơn của ý nghĩa khi bạn nói? Bạn có thể sử dụng nó để thay đổi ý nghĩa?

Đây là gợi ý:

Hãy cố gắng thường xuyên lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh thông qua các chương trình phát thanh hoặc trên các chương trình TV. Đặc biệt hãy xem các đoạn hội thoại trong các chương trình phỏng vấn, các chương trình giải trí, hoặc đơn giản là các chương trình có cuộc đối thoại giữa hai người.

Đừng nghe những chương trình quá dài hơi. Hãy chọn những chương trình chỉ vào khoảng 3-4 phút. Khi bạn lắng nghe cuộc hội thoại, bạn có nhận ra ý nghĩa thật sự của câu nói chỉ thông qua ngữ điệu?

Nếu hai người đang nói về một đồng nghiệp tại nơi làm việc, hãy xem xét 2 điều:

  1. Những từ họ đang sử dụng là gì? Ý nghĩa của những từ đó là gì?
  2. Bây giờ hãy lắng nghe ngữ điệu. Là loại ngữ điệu phù hợp với ý nghĩa của từ? hay chúng đang mang ý nghĩa khác, sâu sắc hơn hoặc thậm chí là khác hẳn với ý nghĩa của nó?

Chương trình truyền hình có thể đặc biệt hữu ích vì bạn cũng có biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể để giúp bạn.

CÁCH ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC CÂU HỎI TẾ NHỊ

Hỏi Ngược Lại Họ

Hay nói cách khác, thay vì nghĩ mọi cách để trả lời câu hỏi, hỏi một câu hỏi cũng tế nhị không kém ngay lập tức. Đây là cách bạn có thể dùng để đối phó với một người bạn biết khá rõ và bạn đã kiểm soát được ngữ điệu của mình để người nghe có cảm giác bạn chỉ đang nói đùa. Ví dụ:

  • Why don’t you tell me how much you weigh first?
  • You first. How much money do you make?
  • Well, first, why aren’t you married yet?

Lịch Sự Từ Chối Trả Lời

Đây là một trong những cách ưa thích được người Anh sử dụng. Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi nhạy cảm ngay lập tức là một lời bình luận lịch sự, ví dụ như là:

  • I’m so sorry, I don’t like talking about that.
  • I’d rather not discuss that.
  • I don’t want to get into that.
  • I’d rather not discuss this now/here.
  • Sorry is it okay if we change the subject?  So, ice-cream, strawberry, chocolate or vanilla?
  • Sorry, is it okay if we talk about something else?
  • I don’t really feel comfortable discussing that.
  • Sorry is it okay if we change the subject? So, ice-cream, strawberry, chocolate or vanilla? — đây là cách hay nhất để chuyển chủ đề ngay lập tức.

Thẳng Thắn

Nếu câu hỏi đặc biệt không phù hợp và bạn cần thẳng thắn từ chối hơn, hãy thử một trong những cụm từ phổ biến sau:

  • That’s a bit direct, I’m not going to answer that.  
  • That’s a bit forward to ask that.
  • You are making me uncomfortable. I don’t want to answer that.
  • That’s a bit personal, surely you don’t expect me to answer that?
  • I am surprised you would ask something so personal.
  • Wow! Are you seriously asking me that? (Chú ý: đây là cách thật sự không thân thiện)
  • I’m gonna pretend you didn’t just ask that.

Nói Thẳng Về Tâm Trạng Của Bạn

Nếu một người nào đó vẫn ngoan cố tiếp tục hỏi những câu hỏi nhạy cảm như vậy, khi họ không ngừng thúc đẩy và khiêu khích để buộc bạn phải trả lời, đây là cách để bạn đáp lời họ:

  • I can’t believe you are asking that. It’s really inappropriate.
  • I won’t answer that and you really shouldn’t be asking.
  • It is not okay to ask that.
  • That is very rude to ask.
  • You really shouldn’t ask people things like that.
  • Why are you asking me?
  • Why do you need to know?
  • I was taught not to ask questions like that.

Làm Lơ Câu Hỏi Với Một Lời Đùa

Cuối cùng, nếu bạn đủ thoải mái, bạn có thể cười một cách đơn giản bằng cách pha trò và không trả lời câu hỏi. Một lần nữa, đối với những câu trả lời này, tất cả sẽ phụ thuộc vào ngữ điệu của bạn khi giao tiếp tiếng Anh:

  • That’s for me to know and you to never find out.
  • I could tell you, but then I’d have to kill you.
  • Wouldn’t you love to know?
  • I’m afraid I’m going to have to leave you in suspense on that one… forever.
  • You seem to want to know everything, would you like to read my diary also?
  • My lips are sealed on that

Vậy là bạn đã biết cách để tránh né các câu hỏi tế nhị mà bạn hoàn toàn không trả lời. Đối với từng tình huống, từng người khác nhau với sự thân thuộc khác nhau, bạn có thể chọn cho mình cách ứng xử khác nhau trong các tình huống này. Nhưng trên hết, hãy nhớ luyện tập cho ngữ điệu của mình nhé. Chúc bạn thành công.

  • Tag:
scrolltop